Monday, November 19, 2007

Lan man với indie music




Chả hiểu bây giờ tui lại ghiền indie music. Phải chăng là bởi tính giản dị của nó. Indie music cũng giống như indie films là những tác phẩm không mang tính đại trà, không phải thuộc về mainstream. Indie còn có tên khác là "underground" music ("underground" là vì ít người biết và ít phổ biến chứ không phải là âm nhạc của giới giang hồ ). Và vì thế nên ít người nghe, ít người biết đến. Tuy vậy, cũng có một vài band indie trở nên nổi tiếng như R.E.M (vốn xuất thân từ band nhạc học đường) và những đại diện tiêu biểu cho dòng grunge là Nirvana hay Alice in Chains nổi đình đám đầu những năm 90.

Indie music nói ở đây không phải là thể loại nhạc ầm ĩ đó mà là những ca khúc có giai điệu nhẹ nhàng và êm dịu hơn với ca từ tự sự như kiểu Bob Dylan hay Don McLean thuở nào. Đó là âm nhạc của các nghệ sĩ như Cat Power, Liz Phair, Belle & Sebastian, Nina Nastasia, Fiest, PJ Harvey, Basia Bulat hay Kristin Hersh. Toàn những cái tên xa lạ phải không nào ? Trong số này có những cái tên cũng dần dần trở nên quen thuộc với người nghe nhạc như Fiest, Carla Bruni hay Karen Ann. Còn lại hầu hết đều được rất ít người biết tới.

Indie artists sáng tác các ca khúc và là vocal hát luôn các ca khúc của họ sáng tác. Thể loại nhạc họ chọn thường mang phong cách nhẹ nhàng như folk, comptemporary, alternative hay cả soul và blues. Họ thường sử dụng một loại nhạc cụ như guitar hay piano cho các ca khúc của mình. Vì thế nên âm nhạc của họ giản dị, êm dịu chứ không chát chúa như tiếng trống dập của heavy metal, không có điệu beat bass dồn dập. Ngược lại, các ca khúc indie thường nổi lên những tiếng guitar hay tiếng piano rưng rức cùng giọng ca tự sự của có phần thổn thức của chính các tác giả ca khúc. Tiêu biểu cho phong cách này là Basia Bulat (người vừa ra album Oh My Darling trong năm nay), Feist, PJ Harvey (với album White Chalk cũng mới ra đầu năm nay), Damien Rice. Muốn biết rõ hơn style của những nghệ sĩ indie này thì hãy xem phim Once. Trong phim có hình ảnh anh chàng ca sĩ chuyên đứng lề đường giữa thành phố vừa hát vừa đệm guitar những ca khúc do chính mình sáng tác. Indie music cũng thường được dùng trong các phim romance khác như ca khúc The Blower's Daughter của Damien Rice trong Closer.

Âm nhạc của indie thường nói về tình yêu (chuyện muôn thuở) nhưng cũng có những nghệ sĩ sáng tác ca khúc về cuộc sống và các đề tài xã hội. Có lẽ do không vướng vào sự ràng buộc với commercials mà họ luôn giữ được sự trong sáng trong giai điệu của các ca khúc của họ sáng tác. Hay nói cách khác, họ có thể hát và thu âm những ca khúc họ thích mà không cần phải chiều theo thị hiếu của khán giả. Số khán giả ít ỏi của họ là những người rất appreciate các sáng tác của họ.

Có 2 trường hợp theo tui là sự thất vọng của indie music. Đầu tiên là John Legend. John ra album Get Lifted đậm phong cách soul và tất nhiên đậm tính indie được đón nhận rất thành công. Album mang lại cho anh giải Grammy "Nghệ sĩ mới xuất sắc". Album Once Again tiếp theo thì John Legend quay lại với phong cách R&B hơi nghiêng về hip hop. Và tất nhiên nó hoàn toàn mất đi nét indie. Tôi không nghe nhiều R&B và Hip hop đủ để đánh giá album này là album R&B và Hip hop chất lượng, nhưng trên phương diện indie nó đã phần nào mất đi tính trong sáng vốn có của dòng nhạc indie. Vì thế nên tôi thất vọng.

Trường hợp thứ 2 là James Blunt với 1973. Hiện giờ đi đâu cũng nghe mọi người bảo nhau nghe 1973. Thậm chí trong blog của các cũng có vài người bỏ 1973 vào danh sách Music that I like. 1973 nghe hay thật đấy, giai điệu cũng nhẹ nhàng mà ý nghĩa thật đấy. Nhưng theo ý riêng của tôi thì 1973 không thể sánh với You're Beautiful về độ đẹp và trong sáng của giai điệu cũng như ca từ. Âm nhạc của 1973 đều quá, tiếng bass dồn dập của một ca khúc pop thuần nên nó trở nên commercial quá, thương mại quá chứ không trong sáng, giản dị và lảng mạn như You're Beautiful. Nó đã mất đi tính indie rất nhiều mà trong You're Beautiful thì lại hiện diện rõ rệt và đầy đủ. Cả album All the Lost Souls nghe rất nhàn nhạt, không thể sánh được với Back to Bedlam, ít ra là ở phương diện giai điệu và tính indie. Vì thế nên tôi thất vọng.

Không hiểu những indie music fan khác có cùng suy nghĩ này không, chứ tôi thì tuy thất vọng nhưng vẫn thấy mừng cho sự nghiệp của John Legend và James Blunt. Vẫn hy vọng họ sẽ có những tác phẩm khác cho music fan. Ta không thể đánh giá một đạo diễn phim qua vài bộ phim của họ cũng như không thể đánh giá các ca sĩ (có tài thật sự không qua showbiz) qua một vài album của họ. Bởi ai cũng biết, nếu dư dả hơn thì biết đâu cảm hứng sáng tác lại phong phú hơn ? Phải vậy không ?

No comments: